Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Lạy ông Tr.............âu

Lạy trâu


Bà Hai đang lui cui phơi mớ lá chuối trước sân, ông Hai ngồi nhấm trà ở cái bàn đá chỗ hàng ba. Ông Hai húp ngụm trà, rồi thở dài rõ to đến nỗi bà Hai phải dừng tay, quay vào nhìn chồng, hỏi: - Chuyện gì mà than ngắn thở dài vậy ông, Tết nhứt tới nơi rồi, con cái sắp tụ họp về đông đủ sao không vui mà lại thở dài?


Ổi Rừng
(Truyện ngắn của tôi)


- Tụi nhỏ tụ họp về tui cũng vui nhưng...
Ông Hai buông lửng câu nói rồi lại thở dài. Bà Hai bỏ dở việc phơi lá đi vào, ngồi bệt xuống nền nhà, nhìn ông Hai với ánh mắt đầy cảm thông. Rồi đến lượt bà thở dài:
- Thôi ông an tâm đi, tui có chuẩn bị mọi thứ để gói bánh Tết cho con Chim và con Bỉnh rồi, tui không quên đâu.
Mặt ông Hai như giãn ra:
- Ừ, vậy để an ủi phần nào cho tụi nó, bao năm rồi mà thiệt vẫn cứ thương đứt ruột bà ơi...


Mắt ông Hai nhìn ra nơi ngày trước con Chim và con Bỉnh thường nằm nghỉ trưa trông sao mà buồn, vô định và xa xăm quá. Thì ông không buồn, không thương đứt ruột sao được, tụi nó đã gắn bó với ông bà hơn mười năm trời mà ngay cái khoảng thời gian cơ cực nhất của ông bà nên mới nhớ, mới thương dữ vậy chớ.


Nhớ ngày đó, hai ông bà tay trắng, cả nhà đi ở đậu người ta, hai vợ chồng cứ "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà làm mướn. Rồi từ số tiền đi làm mướn, ông bà dành dụm mua được hai con nghé con bé xíu. Ngày ông dắt chúng về, bà Hai há hốc mồm vì không nghĩ hai con vật bé xíu trông như con chó này lại được gọi là trâu.


Nhìn hai con nghé mình trụi lông lỗ chỗ, đầy rận mà bà Hai thấy dạ xót xa muốn rơi nước mắt, tủi phận mình nghèo, nghèo đến nỗi con vật mua về cũng nghèo xơ xác theo. Ông Hai an ủi vợ, thôi thì hai vợ chồng mình ráng chăm sóc chúng thật tốt, rồi chúng sẽ lớn nhanh thôi. Và đúng là như thế, nhờ vợ chồng ông Hai ngày nào cũng thả cho hai con nghé đi ăn cỏ, tắm rửa, bắt rận... mà chỉ hơn hai năm sau, ai cũng bảo chẳng thể nhìn ra hai con "chó con" mà ông Hai mua về lúc trước. Hai con nghé xơ xác, còm nhom ngày nào giờ đã là hai con trâu tơ với thân hình thật khoẻ mạnh, mập mạp, lông đen mướt, chúng đã biết cày bừa, kéo xe...


Và điều đặc biệt nữa là chúng được ông bà Hai đặt cho những cái tên thật dễ thương. Một con tên Chim, một con tên Bỉnh. Không phải tự dưng có hai cái tên ấy mà có lý do cả. Con tên Chim thì có đôi sừng đen to, bóng mướt và cong vút như chim đang liệng cánh giữa bầu trời, con còn lại tên Bỉnh, không phải vì nó bầu bĩnh mà vì nó có tính rất bướng bỉnh, hay làm càn, không nghe theo lời điều khiển của chủ.
Ông Hai hay nói với các con:
- Ruộng vườn này, nhà cửa này, cả chúng mày được khôn lớn, ăn học đàng hoàng là cũng nhờ vào con Chim với con Bỉnh, không có tụi nó chắc gì gia đình mình trụ được đến ngày hôm nay.


Thực tế với ông Hai, ngoài cha mẹ ra, ông quý mến và biết ơn nhất không phải ai khác mà lại chính là con hai con trâu ông hết mực thương yêu. Không thương, không biết ơn sao được khi mà chúng đã đem lại cho gia đình ông gần như tất cả. Khi con Chim và con Bỉnh đã bắt đầu "lao động" được thì ông Hai nhận đi cày bừa thuê, kéo mướn cho người ta. Hơn ai hết, ông Hai hiểu rõ cái câu mà ông bà ta hay nói để chỉ sự làm lụng vất vả, cực khổ "cực như trâu". Không hiểu sao được khi mà ông luôn sát cánh với hai con vật đáng thương ấy để kiếm tiền mà lo cho cái gia đình nghèo khó của ông. Thực ra, người có trâu bò trong xóm không ít nhưng chủ yếu người ta để phục vụ cho công việc cày bừa, kéo xách của gia đình chứ ít ai chịu đi cày thuê, kéo mướn như ông Hai. Bởi thế mà khi vào mùa, "lịch" làm việc của ông Hai và con Bỉnh, con Chim luôn dày đặc, kín mít.


Mỗi ngày, ông và hai con trâu cơ cực từ hai giờ sáng đến hơn mười giờ trưa, nghỉ ngơi vài tiếng (thời gian đó hai con trâu được uống nước, nhai cỏ còn ông Hai thì dang cái lưng đen bóng dưới nắng mà cắt cỏ rồi bỏ vô bao để dành mang về tối cho chúng có mà ăn cho lại sức). Buổi chiều thì "bộ ba", ông Hai và hai con trâu lại bắt đầu làm việc từ hai giờ chiều cho đến gần bảy giờ tối, có hôm công việc gấp, người ta hối thúc quá "bộ ba" phải làm việc cả ban đêm, nhất là những đêm có trăng.



"Cày" miết mà mọi người xung quanh bảo ông Hai khoẻ như trâu, có người ghẹo bộ ông muốn chứng minh sức người bền hơn sức trâu hay sao mà làm thấy phát sợ?
Mặc. Ai nói gì thì nói, ông Hai cứ bám vào hai con trâu mà kiếm tiền, dù lòng dạ ông luôn cảm thấy có lỗi với chúng, bởi trâu thì trâu nhưng phải làm việc nhiều quá cũng sẽ kiệt sức thôi. Nhiều khi ông nói chuyện với hai con trâu như nói chuyện với người, chủ yếu là động viên chúng, bảo chúng cố gắng đi rồi ông sẽ cho chúng "về hưu" sớm, sẽ chăm sóc chúng thật tử tế cho đến khi nào chúng già, chết ông sẽ mang đi chôn chứ không xẻ thịt bán. Với ông, chúng không chỉ là hai con trâu mà còn là hai người bạn, hai ân nhân đã cưu mang gia đình ông quá nhiều. Ông Hai nói thế cũng dễ hiểu thôi bởi từ tiền đi cày bừa, kéo mướn mà ông đã mua được miếng đất cất nhà, mua được hơn mẫu ruộng để cày cấy nuôi bốn đứa con ăn học. Mộng của ông là các con ông sẽ được ăn học đến nơi đến chốn, đi làm việc bàn giấy như người ta chứ không phải suốt đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời như vợ chồng ông.


Và cũng chính vì cái mộng cao xa ấy mà ông mãi mãi là người thất hứa, mãi mãi trong lòng ông là sự hối lỗi vô bờ. Mọi người xung quanh kéo đến an ủi, động viên ông bà, họ bảo: "Dù sao chúng cũng chỉ là hai con trâu thôi!". Ông Hai cười trong nước mắt, lẩm nhẩm: "Ừ, thì hai con trâu thôi nhưng ông chưa từng chịu ơn ai nặng như với hai con trâu tội nghiệp đó!". Rồi ông lại khóc, có lẽ ông là thằng đàn ông khóc nhiều, khóc dai nhất trên thế gian này. Ông khóc từ khi trong đầu có ý nghĩ sẽ bán con Chim, con Bỉnh và mấy con trâu ông có (là con của con Chim, con Bỉnh) và đem bằng khoán đất đi cầm cho ngân hàng để lấy tiền cho thằng Út đi du học. Thằng Hai, con Ba đã tốt nghiệp đại học và đi làm cả nhưng khổ nỗi lương hướng cũng chẳng nhiều mà chúng lại phải lo cho gia đình riêng làm sao có nhiều tiền thế mà cho ông mượn. Còn thằng Tư thì đang học đại học năm cuối, nó có đi làm thêm nhưng cũng chỉ đủ để nó chi tiêu hằng tháng. Còn nếu vay nóng ở ngoài thì làm sao trả nổi, ông bà quá già rồi, sức đâu mà đi cày thuê cuốc mướn.


Hơn tháng trời dằng dai, hơn tháng trời ông bà Hai nghĩ nát óc cũng không tìm đâu được cách lo tiền cho con đi du học mà không phải bán bầy trâu, cầm giấy đất. Thằng Út thì mặt mày ủ dột như một tội đồ, nhiều lúc nó bảo, thôi cả nhà quên chuyện cho nó đi du học đi. Thằng Út nói thế kệ nó, ông bà Hai vẫn phải nghĩ hết cách để lo bởi ông bà biết rằng đây là cơ hội có một không hai với thằng Út, học bổng người ta đã tài trợ hết ba phần tư chi phí, gia đình chỉ phải lo một phần tư còn lại. Có thể nói thằng Út là đứa con mà ông Hai đặt nhiều tình cảm, tâm huyết nhất. Thằng Út sinh năm Sửu, ông muốn đặt nó tên trâu lắm nhưng ai đời lại đặt tên con như vậy, thế là ông đặt trại ra là Châu, Phước Châu. Ông nghèo, dốt, chẳng biết chữ nghĩa gì nhiều, ông chỉ có ý đại khái là ông muốn nói trâu đã ban phước rất nhiều cho gia đình ông.


Sáng cái hôm mà mấy ông lái bảo sẽ đến chồng tiền, dắt đàn trâu đi, con Chim và con Bỉnh không thèm liếm lấy cọng cỏ dù toàn là cỏ non tơ do ông Hai đi tìm cắt về cho chúng ăn lần cuối. Ông bà Hai như muốn ngất xỉu khi nước mắt chảy dài trên má con Chim và con Bỉnh lúc ông bà đến vuốt ve, nói lời từ biệt với chúng. Con Chim với con Bỉnh cứ đi xoay vòng, xoay vòng để quấn hết dây vào gốc xoài, chắc chúng nghĩ, chúng quấn chặt dây như thế người ta không thể tháo dây ra mà mang chúng đi được. Rồi chúng liếm mặt, liếm tay, nhai vạt áo ông Hai, còn ông chỉ còn biết ôm chúng mà rơi nước mắt.


Hôm đó không phải là Tết nhưng bà Hai gói mớ bánh cắp, bánh chưng, đổ vào thúng hơn nửa thúng gạo, cho vào ít muối và tất cả số tiền mà ông bà có được khi bán bầy trâu. Bà đặt cái thúng ấy trước mặt con Chim, con Bỉnh, khấn lầm thầm thật lâu rồi kêu thằng Út ra lạy trâu mà lấy tiền đi học. Nhớ từ khi còn nhỏ, cứ mỗi mùng ba Tết, thằng Út lại tranh thủ dậy thật sớm để khi ông Hai cúng trâu xong nó lạy trâu mấy lạy rồi gom tiền cúng với vẻ mặt tươi roi rói. Còn hôm nay thì khác, thằng Út quỳ sụp xuống trước mặt bầy trâu mà khóc, khóc mãi, lạy mãi mà không động vào mấy cọc tiền dày cộm trước mặt...


Mùng ba Tết, ông bà Hai dậy thật sớm, lui cui chuẩn bị bánh trái, gạo muối, ít tiền mang ra nơi ở ngày trước của con Chim, con Bỉnh mà thắp nhang cúng. Đứa cháu gái con thằng Hai lủn đủn đi theo ông bà. Ông Hai bảo:
- Con quỳ xuống lạy trâu đi con!
Con bé tròn xoe đôi mắt nhìn ông nội một hồi rồi hỏi:
- Nhà mình có trâu đâu mà lạy hả ông? Mà tại sao người lại phải lạy trâu ông nhỉ?


Ông Hai kéo đứa cháu gái vào lòng rồi ngồi bệt lên đống rơm mà kể cho nó nghe về con Chim và con Bỉnh rồi giải thích thêm với cháu gái rằng: với người nông dân, con trâu không chỉ là con vật phục vụ cho việc cày kéo mà còn là một ân nhân, một người bạn trung thành, tận tuỵ. Dù có phải làm việc cật lực nhưng cũng không hề oán trách mà ngược lại chúng rất thương và trung thành với chủ. Vì thế mà mỗi mùng ba Tết, người nông dân có tục Tết trâu, bắt con cháu lạy trâu để tỏ lòng biết ơn sâu sắc với chúng. Nói xong, mắt ông Hai hoe đỏ. Đứa cháu gái vuốt vuốt mớ tóc trên trán ông rồi bảo:
- Cháu biết rồi ông ơi, ông đừng buồn. Cháu hứa với ông, năm nào Tết cháu cũng về lạy trâu cho ông, ông chịu không?


Không chờ ông nội trả lời, cô bé quỳ xuống, chắp tay lên trán đầy thành khẩn vừa lạy vừa khấn: "Ông trâu ơi, con lạy ông trâu nha, lạy thật nhiều, nhưng ông nhớ đừng cho ông nội con buồn nữa, con lạy ông trâu, lạy ông trâu..."

Một chuyện tình cảm động đẫm nước mắt


Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh phúc. Khi số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng. Đây là một câu chuyện có thực và đầy nước mắt.

1. Mẹ ở quê lên

Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.
Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.

“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam , phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.

Vĩnh cửu

Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thân hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.

Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.

Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.

Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.

Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn.

Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.

Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.

Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?

Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.

Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.

Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.

Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.

Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.

Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.

Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.

Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Rodi, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.

Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Rodi, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.

Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.

Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.

Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.

2. Những tháng ngày tăm tối

Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Rodi, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.

Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.

Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt an
h chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.
Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.

Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.

Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.

Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.

Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.

Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.

Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà…

Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như… trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.

Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý.

Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.

Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.

Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.

Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.

Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.

Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.

Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.

Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.

Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.

Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc…”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.

“Rodi, em có thai à?”.

Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.

Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.

Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.

3. Hận cũ hóa giải, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!

Trừ những lúc ấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng, trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh.

Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách, anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòn
g mẹ.
Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả. Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu?

Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh.

Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.

Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi.

Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấm áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”.

Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé, anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống. Tôi gào tên anh… Chồng tôi mỉm cười, nhưng không thể mở được đôi mắt mệt mỏi…

Tôi đã tưởng có những giọt nước mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa, nhưng sự thực lại khác, chưa bao giờ có nỗi đau đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi.

Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: “Phải chuẩn bị hậu sự đi!”.

Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật, vậy mà tôi nghĩ đó là…

Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi: “Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố… Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con trưởng thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không thể.

Bố viết lại trên máy tính, viết những vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải trong đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố…

Con ơi, viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời con lớn. Thật đấy, bố rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng là người bố yêu nhất…”.

Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại học, cho đến lúc tìm việc, yêu đương, anh đều viết hết.

Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:

“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là hạnh phúc lớn nhất đời anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời…

Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm ơn em đã luôn yêu anh… Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa, em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà, trên các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi…”.

Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: “Anh mở mắt cười một cái nào, em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm áp nằm trong lòng bố…”.

Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh “lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má…

Liên Thục Hương
Trang Hạ dịch

"Mẹ điên"

MẸ ĐIÊN- VƯƠNG TÍCH HẰNG – Trang Hạ dịch    

 


Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.


Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

************************************************** **************

Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

************************************************** ***********************

Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.


Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.


Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?


Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy nhÆ° bay tá»›i báo: "Thụ, mau Ä‘i xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị Ä‘iên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vá»™i ra ngoài, bà ná»™i và cha cÅ©ng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhá»›. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời má»›i biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bÆ°á»›c vào cá»­a, nhÆ°ng mặt hÆ°á»›ng về phía nhà tôi, ngồi trên má»™t hòn đá cạnh ruá»™ng lúa trÆ°á»›c làng, trong tay còn cầm má»™t quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lÅ© trẻ đứng trÆ°á»›c mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giÆ¡ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi vá»›i vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gá»›m, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhá»› thÆ°Æ¡ng lại là cái hình ngÆ°á
»i này. Má»™t thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con Ä‘iên là thế nào chÆ°a? Là mẹ mày nhÆ° thế này đấy!"

************************************************** ***********************

Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

************************************************** ***********************

Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"


Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

Má»™t nghìn tệ? Cha Ä‘i làm má»™t tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ vá»›i ánh mắt cá»±c kỳ khủng khiếp, má»™t tay nhanh nhÆ° cắt dỡ thắt lÆ°ng da, đánh tá»›i tấp khắp đầu mặt mẹ. Má»™t trận lại má»™t trận, mẹ chỉ còn nhÆ° má»™t con chuá»™t khiếp hãi run rẩy, lại nhÆ° má»™t con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lÆ°ng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngănbàn tay bạo lá»±c của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sá»± sẽ bắt luôn người đó. Đám người Ä‘i rồi, cha tôi nhìn khắp nhà má
º£nh vỡ nồi niêu bát Ä‘Å©a tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ Ä‘iên Æ¡i, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu nhÆ° tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

************************************************** ***********************

Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.

Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

************************************************** ***********************

Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"